Trần Mỹ Duyệt
Nếu có dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung và triết lý được tác giả trình bày trong đó.
Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao mà có ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những gì mình đã làm, đã đòi hỏi liệu có đem lại hạnh phúc hôn nhân cho mình, cho người phối ngẫu, và cho gia đình hay không thì chắc chắn sẽ bị nhiều người lên tiếng phản đối, và cho rằng đó là một hình thức tụt hậu, một sự quay về với quá khứ thiệt thòi và thua lỗ của phụ nữ. Nhưng một ý tưởng về nguồn trong vai trò làm vợ và làm mẹ của người phụ nữ với ý nghĩa trung thực và trưởng thành có phải là điều nên làm hay không?
Trong quá khứ với quan niệm “chồng chúa vợ tôi”, quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, hoặc “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” không phải chỉ là một sự thua thiệt, tủi hổ cho giới phụ nữ, mà đúng hơn, đó là một sự xỉ nhục và đáng xấu hổ của những đầu óc thủ cựu và những cái tôi vô lý của giới đàn ông nữa, vì họ đã tự cho mình quyền được sai khiến, khống chế, và làm chủ phụ nữ. Nhưng tất cả đã là quá khứ, những quan niệm và lối sống ấy họa chăng chỉ còn tồn tại ở các nước kém mở mang, những nước còn đang bị cai trị bởi những đầu óc nặng về giáo điều như ở một số quốc gia mà nơi đó phụ nữ không được đi học, không được lái xe, không được đi ra đường một mình, hoặc phải trùm đầu, phủ kín mặt. Hồ Xuân Hương (胡春香,1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX dưới thời Hậu Lê, một người có tư tưởng nữ quyền. Bà đã dùng thơ văn để diễn tả sự bất bình đẳng thuộc xã hội bấy giờ. Chúng ta có thể tìm được tư tưởng này qua hai câu thơ:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”
(Lấy Chồng Chung- Hồ Xuân Hương)
Tuy nhiên, nhìn vào những phong trào bình quyền và những gì mà giới nữ quyền ngày nay đang đòi hỏi và tranh đấu, vô tình đã cho thế giới biết họ chính là những phụ nữ đáng thương nhất. Bởi vì họ đã vứt bỏ những phẩm giá đáng cao quí của mình, để chạy tìm những hình ảnh về một người phụ nữ trong ảo tưởng, ảo giác. Một trong những phụ nữ ấy đã dám ngừng bước để đối diện với mình và tìm về nguồn đích thực của nữ giới là Laura Doyle.
Là một nhà nữ quyền (feminist), và đồng thời cũng là một nhà tâm lý học tại Nam California, bà đã trình bày lý do cũng như triết lý “về nguồn” qua tác phẩm gây tranh cãi The Surrendered Wife. Nội dung của tác phẩm nêu lên quan điểm của tác giả nhằm bảo vệ hạnh phúc hôn nhân, vì theo tác giả, phải chăng cuộc chiến bình quyền đến đây đã tới một khúc quanh mà người trong cuộc nên dừng lại suy nghĩ để tìm những giải pháp khả dĩ mang lại hạnh phúc cho cuộc đời hôn nhân của mình.
Từ một phụ nữ cấp tiến, say mê điên cuồng chủ nghĩa nữ quyền. Bà thú nhận là từ khi lấy chồng năm 22 tuổi, bà không ngớt chỉ trích, gắt gỏng, xỏ xiên, bươi móc, hạ nhục chồng về bất cứ sơ xuất nào. Bà thích chỉ huy, kiểm soát, khống chế, sai khiến chồng, xem chồng như tấm thảm chùi chân. Nhưng cuối cùng bà đã nhận ra rằng càng ngày chồng bà càng có khuynh hướng tách rời ra xa bà. Vợ chồng mất dần đi sự đồng cảm của buổi ban đầu. Tình yêu phai nhạt. Cay đắng chán chường chồng chất thêm lên mãi từ cả hai phía. Viễn ảnh ly dị đang ngấp nghé ngoài cửa… Để cứu vãn hạnh phúc quá mong manh, bà cố tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những cặp vợ chồng thật sự gắn bó yêu thương nhau và đang có cuộc sống hạnh phúc. Từ những kinh nghiệm quý báu của họ, bà đem áp dụng cho trường hợp của bà. Bà đã ngộ ra chân lý: phải tự mình thay đổi chính bản thân mình chớ không phải mong đợi sự thay đổi ở phía người khác. Sau đó một thời gian, chồng bà trở nên vui vẻ trở lại, tự tin hơn và bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm gia đình. Phần bà thì cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn xưa nhiều. Tình yêu vợ chồng đã được hàn gắn trở lại nhờ bà đã biết thay đổi suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử với chồng. Bà đã trở nên một người vợ về nguồn và quyết định viết sách chia sẻ kinh nghiệm của mình với các chị em phụ nữ.
Ngoài ra bà còn đi khắp nước Mỹ tổ chức những buổi hội thảo, thuyết trình, và gặp gỡ những người vợ có cùng quan điểm, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau nhằm bảo vệ hạnh phúc hôn nhân và gia đình. Phong Trào “Những Người Vợ Về Nguồn” (The “Surrendered Wives” movement) đặt căn bản trên 6 nguyên tắc: [2]
1.Chấm dứt việc kiểm soát chồng những điều không thích đáng.
2.Tôn trọng những suy nghĩ của chồng.
3.Biểu lộ lòng biết ơn và cám ơn những gì chồng làm cho mình.
4.Bày tỏ những gì mình muốn nhưng không áp đặt chồng.
5.Tin tưởng chồng trong việc giải quyết những khó khăn tài chính của gia đình.
6.Chú tâm vào việc săn sóc và hoàn tất những công việc của mình.
Tóm lại, để sống với thiên chức làm vợ của mình, người phụ nữ cần nên:
-Tế nhị thay vì cằn nhằn.
-Thoải mái thay vì kiểm soát.
-Tôn trọng thay vì miệt thị.
-Biết ơn thay vì coi thường.
-Tin tưởng thay vì nghi ngờ.
Phong trào Những Người Vợ Về Nguồn hiện lan rộng ra khắp thế giới, có mặt tại nhiều quốc gia như Canada, Anh Quốc, Úc Châu, Norway, Finland, Singapore, Nhật Bản…
Tác phẩm cũng như những việc làm của bà đã tạo một chấn động mạnh mẽ trong xã hội Hoa Kỳ và nhiều nơi, thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, kẻ khen, người chê cũng từ đó nổi lên. Nhiều phê bình trái chiều mà tựu trung cũng chỉ là đối với những phụ nữ theo chủ thuyết bình quyền cực đoan, và những nhóm ủng hộ nữ quyền. Họ cho rằng việc trở về nguồn với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ theo Laura Doyle như vậy sẽ đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà họ mong đợi, phá vỡ những gì mà họ đã mất bao công sức để có được, hướng dẫn giới phụ nữ trở về với xuất xứ nô lệ cho đàn ông, và tạo cơ hội cho phía đàn ông phủ nhận, coi thường việc thể hiện sự bình đẳng, tài năng và vai trò của giới phụ nữ.
Thực tế thì để tạo điều kiện cho việc trở về nguồn, và để chinh phục được người vợ, vẫn theo Laura Doyle, những người chồng ấy phải là những người:
-Không vũ phu, hành hung, đánh đập vợ.
-Không bạo hành con cái.
-Không bê tha rượu chè, cờ bạc, nghiện hút.
-Không trăng hoa, ngoại tình. [3]
Đó gọi là có đi, có lại. Một người người chồng, người cha có trách nhiệm, có tư cách và có bổn phận với vợ con, với gia đình, đương nhiên xứng đáng có một người vợ hiền đức và biết yêu thương.
Phụ nữ ngày nay không phải thuộc kiểu “tam tòng, tứ đức” một cách máy móc. Họ cũng không thuộc thành phần “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nên việc họ đòi hỏi những gì chính đáng thuộc phẩm giá và tư cách con người của họ là điều chính đáng. Tuy nhiên, trong việc tranh đấu, đòi hỏi ấy, giới phụ nữ cũng cần phải tôn trọng, tế nhị với những đối thủ mà họ vẫn cho rằng đã làm họ phải thiệt thòi, đã khống chế, hoặc coi thường họ.
Thật ra, cả nam cũng như nữ cần phải trở về với con người, phẩm cách, và đặc thù riêng biệt của phái tính mình để thể hiện trách nhiệm, tình cảm, và tình yêu trong đời sống hôn nhân và gia đình. Đi đâu thì đi, làm gì thì làm khi về đến nhà vai trò và vị trí cao quí nhất, đặc biệt nhất của người phụ nữ vẫn là vai trò và địa vị làm mẹ và làm vợ. Đây cũng là kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống của một nhà tâm lý học. Thời còn là sinh viên, khi học môn tâm lý phụ nữ, vị nữ giáo sư của tôi đã có lần nói với các sinh viên của bà là ở nhà, mỗi khi bà dùng kiến thức và địa vị xã hội để cư xử với chồng hoặc con cái bà đều thất bại. Nhưng ngược lại, mỗi khi bà dùng tâm tình và tư cách của một người vợ và người mẹ thì mọi chuyện đều trở nên tốt đẹp.
Thượng Đế ngay từ ban đầu đã biết rằng “Đàn ông sống một mình không tốt”, và vì thế Ngài đã phải “Tạo cho hắn một người phụ giúp xứng với hắn” (Genesis 2:18). Người đó, Adam gọi là “xương của xương tôi, thịt của thịt tôi” (Genesis 2: 23). Người mà vì người ấy, “người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình và kết hợp với vợ nó, và cả hai trở nên một xương một thịt” (24). Đây chính là ý nghĩa cuối cùng của tình yêu, của hôn nhân, và của gia đình. Và đây cũng chính là lý do về nguồn của nữ giới theo sau những ồn ào, kiếm tìm, đòi hỏi, và tranh đấu cho những gì không thiết thực về một hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
_________
Tài liệu tham khảo:
1. Simon & Schuster 2001.
2 & 3. https://lauradoyle.org/surrendered-wife-sample-chapter/
Trong thế giới tự do hiện nay, con người xem như muốn giành lấy quyền làm chủ đời mình. Họ muốn biết lành, biết dữ. Với trào lưu tư tưởng không ngừng phản ảnh đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, được tiếp tay bởi truyền thông, sự lạm dụng và khuynh loát của giới chính trị, các chủ thuyết tự do của xã hội, và sự suy sụp về luân lý, đạo đức, những phong trào đồng tính, hôn nhân đồng tính và chuyển giới ngày một trở nên thách đố hệ thống luân lý, luật pháp, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và cả Thiên Chúa nữa.
Phải bắt đầu dạy đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Câu nói này được cho là của Napoleon, nhưng quan niệm về tâm lý giáo dục thì cho rằng đứa trẻ không chỉ “sẵn sàng để học”, mà nó đã thực sự học ngay vừa khi chào đời.
Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến qua điện thoại. Phần lớn những thắc mắc đều quy về hai điểm chính: Hôn nhân và giáo dục con cái.
Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”
Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội.
Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).
Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David. Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa, Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.
“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *
Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.”
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.
Anh chị em thân mến,
Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.
Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]
Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người.
Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.
Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.
Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.
Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?